Mẫu thiết kế nhà đón gió thông minh – Giải pháp hoàn hảo cho những căn nhà phố hiện đại 

Mẫu thiết kế nhà đón gió thông minh – Giải pháp hoàn hảo cho những căn nhà phố hiện đại 

Sự chật chội bí bách trong những căn nhà phố hiện đại đã trở thành mối bận tâm lớn của hầu hết các gia chủ hiện nay. Tuy nhiên vấn đề này hoàn toàn có thể giải quyết bằng các phương pháp thiết kế nhà đón gió thông minh. Nếu bạn đang sở hữu một căn nhà như thế thì nhất định không thể bỏ lỡ các thông tin hữu ích sau. 

Các mẫu thiết kế nhà đón gió phổ biến hiện nay 

Một căn nhà kín gió sẽ khiến chất lượng sống của gia đình bạn ảnh hưởng nặng để. Một vài hệ lụy có thể kể đến như: ô nhiễm không khí, hàm lượng C02 cao, tăng tình trạng nấm mốc… Do đó để hạn chế tối đa vấn đề trên, bạn hãy áp dụng hai mẫu thiết kế thông gió tự nhiên và nhân tạo sau. 

Đón gió tự nhiên

Đón gió tự nhiên sử dụng nguyên lý khá đơn giản từ sự chênh lệch về nhiệt độ và áp suất giữa các không gian khác nhau. Với phương pháp này gia chủ sẽ không cần dùng đến các loại máy móc cơ khí, điều hòa quạt. Mà chỉ đơn giản là tận dụng nguồn gió dồi dào từ không gian bên ngoài, đặc biệt là gió trời. 

Cấu Trúc Mẫu Thiết Kế Nhà Đón Gió Tự Nhiên
Cấu Trúc Mẫu Thiết Kế Nhà Đón Gió Tự Nhiên

Để xây dựng được một căn nhà thông gió tự nhiên, bạn cần thiết kế kiến trúc theo những quy tắc nhất định. Về nguyên lý, thông gió tự nhiên hoạt động dựa trên áp lực nhiệt và áp lực gió. 

  • Áp lực nhiệt: Dòng không khí luân chuyển theo quy tắc khí nóng nhẹ, bốc lên cao và khí lạnh ẩm nặng chìm xuống dưới. Từ đó gia chủ tính toán các giải pháp đón dẫn khí nóng lạnh hài hòa 
  • Áp lực gió: Cách này áp dụng hiệu quả cho những căn nhà có diện tích lớn, 2 mặt tiền, hậu thông thoáng. Gia chủ mở cửa thoát gió 2 mặt nhà và gió sẽ được lưu thông tự nhiên. 

Đón gió nhân tạo

Thông gió nhân tạo còn có cái tên gọi khác là thông gió cưỡng bức. Với phương pháp này gia chủ sẽ không cần quan tâm nhiều đến cấu trúc thiết kế nhà đón gió. Mà chỉ cần sử dụng máy móc hỗ trợ như điều hòa, quạt… Phương pháp này cần chi phí vận hành khá lớn và không giải quyết triệt để các tình trạng về ô nhiễm không khí. 

Các mẫu thiết kế nhà đón gió theo phương pháp tự nhiên

Gia chủ có thể áp dụng một hoặc cả năm phương pháp thiết kế nhà đón gió tự nhiên sau. Bạn nên tham khảo ý kiến của đội ngũ xây dựng để sở hữu một căn nhà thật thoáng mát và trong lành. 

Thiết kế cửa vào ra hợp lý

Đối với cửa đón gió, gia chủ cần quan sát  vị trí của ngọn gió và hướng thổi của nó. Bạn thiết kế cửa ngay tại vị trí đầu ngọn gió và độ cao thì thấp hơn cửa thoát gió. 

Trong khi đó cửa thoát gió sẽ thường nằm ở vị trí đối diện với cửa đón gió. Bạn tuyệt đối không nên thiết kế 2 loại cửa này ở cùng một phía. Bởi khi đó gió ở sẽ trong trạng thái luẩn quẩn, khó lưu thông. Tuy nhiên tại một vài vùng miền và khí hậu đặc biệt vị trí có thể thay đổi đi.  

Thiết kế nhà đón gió với giếng trời

Thiết kế nhà đón gió với giếng trời đem lại lợi ích to lớn cho hầu hết các công trình kiến trúc, đặc biệt là những ngôi nhà ống hiện đại. Giếng trời tạo ra khoảng trống lớn thông từ mái cho đến nền nhà. Vì vậy, lượng gió đón được từ không gian ngoài trời cực kỳ dồi dào. 

Đón Gió Tự Nhiên Với Giếng Trời Đẹp
Đón Gió Tự Nhiên Với Giếng Trời Đẹp

Vị trí của giếng trời thường được các chuyên gia khuyến khích nên đặt ở trung tâm. Nhờ đó, ánh sáng và không khí sẽ được lan đều ra toàn bộ các khu vực trong nhà. Để tăng thêm độ trong lành thoáng mát, bạn có thể trang trí giếng trời với những chậu cây xanh mát. 

Thiết kế lam chống nắng, gạch bông gió

Lam chống nắng, gạch bông gió vừa đóng vai trò che chắn mưa gió cho ngôi nhà vừa đem lại một không gian thông thoáng. Nguồn gió sẽ len vào các khe hở của lam chống nắng và đem đến nguồn sáng, gió cho ngôi nhà. 

Mẫu Lam Chắn Nắng Phổ Biến
Mẫu Lam Chắn Nắng Phổ Biến Cho Mẫu Thiết Kế Nhà Đón Gió Thông Minh

Các lam chống nắng, gạch bông gió thường đi kèm với những những tấm rèm che chắn. Do đó bạn có thể điều chỉnh lượng nhiệt và không khí tùy theo sở thích. Đây cũng là điểm nhấn trang trí tuyệt vời cho kiến trúc. 

Lắp đặt ống thông gió mái nhà

Bố trí ống thông gió cần nhiều sự hiểu biết về cấu trúc nhà và kỹ thuật lắp đặt. Để ống thông gió hoạt động hiệu quả, tốt nhất bạn nhờ đến sự giúp đỡ của các dịch vụ xây dựng hoặc các kiến trúc sư.  

Hướng đón gió thuận lợi

Đây là xem là một trong những giải pháp thiết kế nhà đón gió quan trọng nhất. Một hướng gió thuận lợi cần phải đảm bảo tiếp nhận tối đa nguồn không khí trong lành bên ngoài đồng thời hạn chế tiếp xúc với xức xạ mặt trời.  

Dựa vào vị trí địa lý của Việt Nam, hướng nhà thuận lợi và nên tránh, bạn cần lưu ý như sau: 

  • Hướng nhà đón gió thuận lợi: hướng chính Nam và Đông Nam 
  • Hướng nhà đón gió bất lợi: Tây, Đông, Tây Bắc, Tây Nam 

Đọc thêm các mẫu kiến trúc nổi bật tại: https://haianhson.vn/101-mau-nha-2-tang-dep-chuan-xu-huong-2022-2023/

Nhìn chung, thiết kế nhà đón gió cần sự nghiên cứu kĩ càng về nhiều thứ từ kết cấu cho đến quy cách bố trí nội thất. Chỉ bằng, 5 cách thông gió tự nhiên trên nhà của bạn đã thông thoáng và trong lành hơn rất nhiều. Hãy theo dõi website để nhận thêm nhiều mẹo xây dựng nhà thông minh. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *